Trẻ sơ sinh khó ngủ - cha mẹ chớ coi thường
Trẻ sơ sinh và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết, gắn bó bền chặt với nhau. Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Trẻ càng ngủ ngon, ngủ sâu, ngủ đủ giấc thì tốc độ phát triển càng nhanh hơn. Ngược lại, trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc thì sẽ tăng trưởng chậm. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ? Cách giải quyết vấn đề này ra sao? Hãy cùng Goodpm tìm hiểu nhé.
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh cần giấc ngủ như thế nào?
1.1. Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ sơ sinh
Phần lớn thời gian trong ngày trẻ sơ sinh dành để ngủ. Hầu như bé chỉ thức dậy khi đói hay cơ thể cảm thấy khó chịu.
Khi trẻ sơ sinh ngủ cũng là lúc các hoóc môn tăng trưởng được sản sinh ra nhiều hơn, thúc đẩy quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng. Ba tháng đầu đời là quãng thời gian trẻ ngủ rất nhiều, nhưng đây cũng là lúc mà con tăng cân nhanh nhất.
Với trẻ sơ sinh, não bộ sẽ phát triển mạnh trong khi ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đến hơn 80% tế bào não trong 3 năm đầu đời được sản sinh ra có mối quan hệ chặt chẽ với thời gian và chất lượng ngủ.
Ngủ cũng là lúc bộ não của trẻ xử lý các thông tin tiếp nhận được trong ngày, kích thích trí tuệ phát triển.
Năng lượng sẽ được nạp vào não bộ trong khi ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ càng ngon thì trí nhớ càng tốt, độ tập trung cũng cao hơn.
1.2. Thời lượng ngủ cần thiết cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tuần tuổi, cần ngủ 18 – 20h mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ có thể kéo dài 30p – 3h.
Trẻ sơ sinh 1 – 6 tháng tuổi, thời gian ngủ lý tưởng là từ 14 – 15h/ ngày. Lúc này bé đã bắt đầu hình thành chu kỳ giấc ngủ, thời của một giấc ngủ sẽ kéo dài từ 4 – 6h.
Trẻ 6 – 12 tháng tổng thời gian ngủ trong ngày cần thiết là từ 13 – 14h.
Trẻ sơ sinh khó ngủ và những ảnh hưởng tiêu cực.
Giấc ngủ rất quan trọng, nhưng có không ít trẻ sơ sinh gặp phải vấn đề khó ngủ, ngủ không ngon, không đủ giấc. Trẻ sơ sinh khó ngủ là vấn đề rối loạn giấc ngủ điển hình. Khó ngủ, thiếu ngủ khiến trẻ luôn cáu gắt, quấy khóc. Bé sẽ rất mệt, phản ứng chậm chạp.
Trẻ sơ sinh bị khó ngủ lâu ngày làm giảm khả năng ghi nhớ, tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng, trí tuệ chậm hơn so với những bé ngủ ngon.
2. Biểu hiện trẻ sơ sinh khó ngủ - cha mẹ nhất định phải nhớ
Cha mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi trẻ sơ sinh thật kỹ. Nếu phát hiện con có những dấu hiệu khó ngủ sau đây thì cần tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt:
- Ngủ ít, ngủ không sâu giấc.
- Thường xuyên gắt ngủ.
- Hay giật mình, vặn mình, máy giật cơ trong khi ngủ.
- Quấy khóc liên tục vào ban đêm.
- Khi bé tỉnh mắt lờ đờ mệt mỏi, tay chân ít cử động.
- Những cử động của tay chân mang tính chất chu kỳ.
- Xuất hiện cơn ngừng thở ngắn và ngáy nhẹ khi ngủ…
3. Trẻ sơ sinh khó ngủ nguyên nhân là đây
3 có nhóm nguyên nhân chính gây ra vấn đề khó ngủ ở trẻ sơ sinh.
3.1. Do sinh lý
Có 2 giai đoạn trong giấc ngủ là REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) và Non – REM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh). Khi ngủ ở giai đoạn REM, não bộ và cơ quan hô hấp hoạt động mạnh hơn, làm cho nhịp tim và hơi thở cũng nhanh lên. Từ đó, khiến trẻ bị khó ngủ, hay vặn người giật mình, tỉnh giấc khi bị tác động.
Bú/ ăn quá no sữa/ thức ăn chưa kịp tiêu hoá, hay đói bụng cũng khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ.
Những thời điểm cơ thể có nhiều chuyển biến như mọc răng, sắp bò, sắp đi, hay vận động liên tục trẻ sơ sinh cũng thường bị khó ngủ.
3.2. Do bệnh lý
Khó ngủ là dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh có thể đang mắc phải căn bệnh nào đó. Vì bị bệnh, cơ thể khó chịu nên bé mới không thể ngủ ngon được. Dưới đây là các bệnh thường gặp khi trẻ sơ sinh bị khó ngủ:
Còi xương: là tình trạng thiếu hụt canxi và vitamin D, gây ra hội chứng hội chứng chân không yên. Trẻ sẽ liên tục giật chân rất khó để đi vào giấc ngủ, dễ giật mình tỉnh giấc.
Bệnh tai mũi họng: viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, … khiến trẻ đau nhức, khó thở, phải thở bằng miệng, dẫn đến không ngủ sâu giấc, ngủ ngáy…
Béo phì: trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì sẽ gặp tình trạng khó thở, khó nuốt do các nhóm cơ đường thở phì đại. Từ đó, làm cho trẻ phải thở bằng miệng, khó ngủ.
Mộng du: hiện tượng trẻ bất ngờ tỉnh giấc, hay gặp phải vấn đề tâm lý dẫn đến khó ngủ.
3.3. Do thói quen sinh hoạt
- Phòng ngủ quá sáng, ồn ào.
- Vệ sinh trẻ không sạch sẽ, quần áo, giường chiếu bẩn.
- Bỉm tã không phù hợp khiến bé ngứa ngáy khó chịu.
- Thời gian ngủ không hợp lý.
- Thường xuyên được bế ẵm, nằm võng, nôi khi ngủ.
4. Phương pháp điều trị dứt điểm trẻ sơ sinh khó ngủ
Nếu trẻ sơ sinh mất ngủ do bệnh lý cha mẹ cần cho đi thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cần làm thêm những điều sau để trẻ sơ sinh thoát khỏi tình trạng khó ngủ:
- Tập luyện cho trẻ giờ ngủ cố định, để bé hình thành nhịp sinh học hợp lý, cân bằng giấc ngủ đêm và ngày.
- Dạy con phân biệt sự khác nhau giữa đêm và ngày. Ban đêm trời tối, không có ánh sáng, âm thanh… Ban ngày ánh sáng chan hoà, nhiều âm thanh tiếng động, bố mẹ vui chơi trò chuyện cùng con.
- Không cho trẻ bú quá no, hay vận động nhiều trước khi ngủ.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi đi ngủ; mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, dùng loại bỉm tã mềm mại, phù hợp cân nặng của con.
- Làm sạch giường chiếu, phòng ngủ thoáng mát, nhiệt độ phòng từ 27 – 29oC.
- Bật nhạc nhẹ nhàng, hay hát ru để bé đi vào giấc ngủ dễ hơn.
Goodpm gửi đến các bậc làm cha mẹ, đặc biệt là những bố mẹ có con đầu lòng một số kiến thức về giấc ngủ của bé. Hy vọng mang lại cho bạn kiến thức bổ ích.