Thức khuya không chỉ gây hại với người bình thường mà đối với mẹ bầu, thức khuya còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé trong bụng. Việc thức khuya ở mẹ bầu thường đến từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, quan trọng là mẹ biết cách điều chỉnh và cố gắng cải thiện tình trạng này mỗi ngày, giúp mẹ và bé có tinh thần cùng sự phát triển tốt nhất.
Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu lý do, tác hại của việc thức khuya và bật mí mẹo cải thiện tình trạng này cho mẹ bầu nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu hay thức khuya là gì?
Trong quá trình mang thai, không hiếm gặp tình trạng mẹ bầu thức khuya, có thể đến từ những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan:
- Thói quen thức khuya: Trước khi mang bầu mẹ đã thường xuyên có thói quen thức khuya, vì vậy khi mang bầu điều này vẫn chưa thay đổi được. Dẫn đến tình trạng thức khuya kéo dài, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Sử dụng thiết bị điện tử: Việc thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ là thói quen không tốt. Ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, da, thần kinh của người mẹ, gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài.
- Ngủ nhiều ban ngày: Việc ngủ nhiều vào ban ngày cũng khiến mẹ mất ngủ, dẫn đến thức khuya vào ban đêm.
Nguyên nhân khách quan:
- Tiểu đêm: Khi mang thai bị áp lực thai nhi chèn ép bàng quang có thể dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần ở thai phụ. Vì vậy, khi phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu cũng gây ra cảm giác khó ngủ, mất ngủ ở người mẹ.
- Khó thở: Khi mang thai các mẹ bầu thường cảm thấy hơi thở không được thông thoáng, chậm và ngắn, đặc biệt là khi nằm nên thường trằn trọc, thức khuya. Điều này là do sự thay đổi hormone nội tiết tố trong quá trình mang thai ở người mẹ.
- Đau, tê chân, tay, lưng: Thai nhi ngày càng phát triển làm tăng sức nặng lên cơ thể mẹ bầu, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê tái tay chân, đặc biệt xảy ra lúc nằm. Khiến mẹ cảm thấy không thoải mái, lâu dần dẫn đến thức khuya.
- Thai nhi cử động: Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn và cử động nhiều khiến mẹ bầu khó ngủ, thức khuya.
2. Những tác hại của việc thức khuya ở mẹ bầu?
Người bình thường thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, còn với mẹ bầu, thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn tác hại xấu đến em bé:
Đối với mẹ:
- Dễ gây sảy thai: Giấc ngủ đủ giấc của mẹ bầu là 8 tiếng, việc thức khuya gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của người mẹ, khiến mẹ tinh thần không tỉnh táo, thai nhi chậm phát triển. Các biểu hiện như chóng mặt, té ngã cũng dễ dẫn đến sảy thai.
- Giảm miễn dịch ở người mẹ: Mẹ bầu thức khuya thường dễ mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn do sự suy giảm hệ miễn dịch. Sau 23h đêm, cơ thể nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và tạo miễn dịch cho cơ thể, điều này hoàn toàn bất lợi khi mẹ thức khuya, ngủ muộn.
- Mẹ mệt mỏi, dễ cáu gắt: Giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng với mẹ bầu, vì vậy khi thức khuya, ngủ muộn mẹ dẫn mất đi tinh thần và năng lượng cần có, dẫn đến dễ mệt mỏi, cáu gắt. Đồng thời, mẹ cũng dễ bị sạm da, nổi mụn, da dẻ sần sùi… Tâm lý mẹ không tốt khiến em bé cũng chậm phát triển.
Đối với thai nhi:
- Chậm phát triển: Mẹ thường xuyên thức khuya, ngủ muộn khiến đồng hồ sinh học thay đổi, hormone thay đổi, dẫn đến quá trình trao đổi chất thay đổi. Một khi điều này xảy ra thường xuyên, em bé đang trong giai đoạn phát triển bị thiếu chất, dẫn đến thai nhi yếu ớt, nhẹ cân, phát triển chậm.
- Dễ bị dây rốn quấn cổ: Mẹ thức khuya đồng nghĩa với việc em bé cũng không ngủ, em bé sẽ nghịch ngợm trong bụng, di chuyển cùng tư thế nằm của người mẹ dễ bị dây rốn quấn cổ.
- Em bé sinh ra dễ bị thiếu máu: Thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời gian điều hòa, tạo máu trong cơ thể mẹ. Vì vậy, việc thức khuya thường xuyên trong quá trình mang thai dễ dẫn đến sinh em bé bị thiếu máu.
- Em bé sau sinh cũng thức đêm: Theo thói quen của mẹ, em bé cũng sẽ thức khuya thường xuyên và sau khi ra đời, điều này trở thành thói quen của bé. Ba mẹ sẽ phải vất vả nhiều vì thói quen “ngủ ngày cày đêm” này của bé đấy.
3. Bí quyết giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng thức khuya
Trước những tác hại vô cùng không tốt từ thói quen thức khuya của mẹ, cả bố và mẹ cần có một vài bí quyết sau để nhanh chóng cải thiện tình trạng này:
- Uống ít nước trước khi ngủ: Việc uống ít nước và ăn ít đồ ăn tạo nước nhiều sẽ giúp mẹ có giấc trọn vẹn, không phải tiểu đêm rồi thức giấc.
- Ngâm chân: Trước khi ngủ mẹ thường ngâm chân bằng nước nóng có thể giúp cơ thể thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng thức khuya.
- Đọc sách: Mẹ bầu chọn đọc cuốn sách yêu thích từ 20-30 phút trước khi ngủ cũng giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời, việc này cũng giúp loại bỏ thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Massage tay chân: Massage nhẹ nhàng tay, chân trước khi ngủ cũng giúp mẹ bầu thoải mái, thư giãn, tránh ngủ muộn, thức khuya.
- Sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý: Mẹ chú ý kiểm soát thời gian ngủ ban ngày dưới 2 tiếng thì ban đêm sẽ dễ ngủ hơn. Cố gắng cố định thời gian ngủ nghỉ đúng giờ để xây dựng lại đồng hồ sinh học hợp lý cho cả mẹ và bé.
- Tạo cho mẹ môi trường ngủ nghỉ thoải mái: Gối ôm cho bà bầu, chăn ga gối nệm mềm mại, êm ái cũng giúp mẹ dễ ngủ và có giấc ngủ sâu. Mẹ bầu có thể tham khảo bộ gối, nệm Foam của nhà Goodpm tại đây.
Mang thai không phải là công việc của một người, vì vậy bên cạnh các lời khuyên nhỏ trên, bố mẹ cũng cố gắng dành nhiều thời gian cho nhau, tâm tự, chia sẻ để hiểu và cảm thông cho cảm giác của mẹ bầu. Bố cũng có thể thường xuyên đưa mẹ bầu đi dạo, hít thở không khí trong lành để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Mang thai không phải là công việc của một người, vì vậy bên cạnh các lời khuyên nhỏ trên, bố mẹ cũng cố gắng dành nhiều thời gian cho nhau, tâm tự, chia sẻ để hiểu và cảm thông cho cảm giác của mẹ bầu. Bố cũng có thể thường xuyên đưa mẹ bầu đi dạo, hít thở không khí trong lành để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.