Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng phổ biến, song vẫn có nhiều người chưa biết cách nhận biết các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ cũng như những nguyên nhân có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì thế, ngay từ ban đầu, tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ sẽ giúp bạn ngăn ngừa khả năng mắc phải chứng bệnh vô cùng phiền toái này.
Theo nhịp sinh học bình thường, mỗi ngày chúng ta sẽ trải qua một giấc ngủ dài trung bình từ 06 – 08 tiếng vào buổi đêm. Đây là thời điểm rất quan trọng để cơ thể được phục hồi sau quá trình hoạt động liên tục từ 16 – 18 tiếng đồng hồ, là thời điểm vàng để cơ thể tiến hành các hoạt động trao đổi chất, tăng sinh các loại hormone cần thiết, tạo ra các tế bào mới, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các chức năng lọc chất thải, bài tiết độc tố cũng được các cơ quan trong cơ thể thực hiện tốt hơn. Vì thế, một giấc ngủ chất lượng có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe của chúng ta.
Mục lục
1. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ
Để nhận biết rối loạn giấc ngủ, tất nhiên cần phải đánh giá chất lượng giấc ngủ của bạn. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, khó đi vào giấc ngủ. Người mắc rối loạn giấc ngủ còn có thể tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy rất sớm, so với bình thường. Hoặc cho dù bạn ngủ nhiều tiếng mỗi đêm nhưng khi tỉnh dậy thấy mệt mỏi, thèm ngủ thì đó vẫn là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng tình trạng thèm ngủ ngày, mộng du,.. là một dạng rối loạn giấc ngủ. Xét một cách tổng thể, đó là những kết quả mà rối loạn giấc ngủ gây ra, bằng cách làm suy nhược hệ thần kinh, dẫn đến khả năng kiểm soát kém và những vấn đề có liên quan khác.
Từ vấn đề giấc ngủ, biểu hiện bên ngoài của người mắc chứng rối loạn giấc ngủ là vẻ ngoài xanh xao, mắt sâu, có quầng thâm, đôi mắt mệt mỏi, dáng đi ủ rũ, ít nói cười, kém minh mẫn, hay quên, dễ mất tập trung, tinh thần mất đi sự lạc quan, hứng khởi.
2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
2.1. Rối loạn giấc ngủ vì các nguyên nhân nội sinh
Chứng thiếu máu não và gốc tự do
Theo nhiều nghiên cứu, chứng thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác. Ngoài ra, sự tấn công của các gốc tự do, kẻ thù hàng đầu với sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ.
Hormone
Sự thay đổi nội tiết tố do mãn kinh, bệnh tuyến giáp,… cũng khiến cho cơ thể thiếu hụt các loại hormone có lợi cho giấc ngủ, dẫn đến việc khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu.
Tâm lý
Các bệnh thần kinh như tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng lo âu,… ảnh hưởng rất sâu sắc đến giấc ngủ. Ngoài ra, áp lực cuộc sống, những căng thẳng trong công việc cũng khiến chúng ta khó ngủ.
2.2. Rối loạn giấc ngủ vì các nguyên nhân ngoại sinh
Các loại thực phẩm chứa caffeine
Caffeine là chất giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo, được nhiều người sử dụng để làm việc và học tập tốt hơn. Song mặt trái của loại chất này là khả năng gây nghiện và nguy cơ gây ra rối loạn giấc ngủ.
Sử dụng quá 1 tách cà phê mỗi ngày có thể dẫn đến mất ngủ. Đặc biệt, sử dụng trà, cà phê,.. chứa caffeine vào buổi tối tăng nguy cơ gây ra mất ngủ lên nhiều lần.
Môi trường ô nhiễm, tiếng ồn
Trong trạng thái khỏe mạnh và có những giấc ngủ sâu, tiếng ồn không thực sự có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng ta.
Tiếng ồn chỉ có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ khi bên trong cơ thể đã có những nguyên nhân nội sinh gây ra chứng bệnh này, và đây chỉ là một chất xúc tác khiến việc bị rối loạn giấc ngủ đến nhanh và nghiêm trọng hơn.
Môi trường ô nhiễm được chứng minh là sát thủ hàng đầu với sức khỏe của con người. Sống trong môi trường như vậy, cơ thể dễ dàng bị tấn công hơn, và một trong số những “tên giặc” ấy chính là rối loạn giấc ngủ.
3. Tác hại của chứng rối loạn giấc ngủ đến cuộc sống của bạn
Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây ra lão hóa sớm. Đồng thời, việc thiếu hụt thời gian đủ để thực hiện trọn vẹn quá trình phục hồi và tái tạo tế bào của cơ thể sẽ làm suy giảm chức năng của một số cơ quan đặc biệt trong việc bài tiết, thải các loại độc tố và sản sinh các chất miễn dịch cho cơ thể.
Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống. Ảnh hưởng đến năng lực học tập, làm việc, dẫn đến suy giảm chất lượng công việc và thu nhập. Thiếu tinh thần lạc quan và minh mẫn, người mắc rối loạn giấc ngủ thường hạn chế giao tiếp, từ đó làm suy giảm chất lượng các mối quan hệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần.
Chính vì những lí do trên, việc quan tâm chăm sóc cơ thể và lắng nghe những tín hiệu sớm về những bất ổn của sức khỏe là rất quan trọng. Chúng ta không nên thờ ơ với giấc ngủ. Phát hiện những triệu chứng rối loạn giấc ngủ, xác định nguyên nhân và điều trị sớm sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bạn. Goodpm chúc bạn luôn vui khỏe để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.