Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị

Tú Anh

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em rất phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 50% trẻ em. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

1. Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là gì?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là tình trạng trẻ ngủ không đủ giấc, khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài và lặp đi lặp lại ít nhất 1 tuần. Khi bị rối loạn giấc ngủ, trẻ hay buồn ngủ vào ban ngày, tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt, khóc nhè hoặc mất tập trung, giảm trí nhớ, kết quả học tập giảm sút. 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 50% trẻ em.
Nguồn ảnh: Internet

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ, trong đó phải kể đến những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Trẻ bị căng thẳng và lo lắng do áp lực học tập, kể cả chứng rối loạn lo âu.
  • Trẻ khó chịu do đói bụng, tã bị bẩn, ướt.
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ do một số bệnh lý như tăng động giảm chú ý, tim bẩm sinh, bệnh về hô hấp, tiêu hóa…
  • Các yếu tố khách quan về không gian như phòng ngủ quá sáng hoặc quá tối tăm làm trẻ sợ, phòng quá nóng hoặc quá lạnh, chăn ga gối đệm không sạch sẽ… cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Chu kỳ giấc ngủ của trẻ bị rối loạn do không tập cho con thói quen ngủ đúng giờ, sử dụng thiết bị có ảnh sáng xanh trước giờ ngủ.

3. Một số biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ em điển hình theo khoa học nghiên cứu

3.1. Rối loạn kích thích

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng rối loạn kích thích giấc ngủ là trẻ ngủ say khó đánh thức, phản ứng chậm khi bị đánh thức, ngủ hay nói mơ, có thể bị lú lẫn khi mới ngủ dậy. Tỷ lệ trẻ bị rối loạn kích thích giấc ngủ chiếm khoảng 17,3% trẻ từ 3-13 tuổi và khoảng 3-5% trẻ trên 15 tuổi.

3.2. Mộng du

Mộng du có thể di truyền từ ba mẹ, tỷ lệ khoảng 45% nếu như ba hoặc mẹ đã từng bị mộng du và khoảng 60% nếu cả ba và mẹ từng bị. Biểu hiện mộng du ở trẻ thường gặp ở lứa tuổi từ 8 đến 12 tuổi và chiếm tỷ lệ khoảng 17% ở trẻ em. Một số biểu hiện khi trẻ mộng du mà ba mẹ có thể quan sát thấy là trẻ kích động khi ngủ, nằm ngủ mở mắt, rất khó để đánh thức trẻ.

Mộng du có thể di truyền từ ba mẹ với tỷ lệ 45% nếu
ba hoặc mẹ từng bị và khoảng 60% nếu cả ba mẹ đều từng bị mộng du.
Nguồn ảnh: Internet

3.3. Trẻ gặp ác mộng

Ác mộng thường xảy ra vào nửa sau giai đoạn ngủ của trẻ. Nguyên nhân một phần là do trẻ bị căng thẳng. Tỷ lệ trẻ gặp ác mộng khi ngủ khoảng 10 – 50% ở lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Một số triệu chứng khi trẻ gặp ác mộng như: Trẻ gặp những giấc mơ khó chịu, nhịp tim tăng, hô hấp nhanh hơn, thèm ngủ hơn.

3.4. Trẻ gặp ác mộng

Trong nửa đầu giai đoạn ngủ, trẻ cảm nhận được nỗi sợ hãi dữ dội như la hét, khóc lóc, bối rối. Tỷ lệ trẻ gặp triệu chứng này là 1–7%. Bệnh thường khởi phát trong thời thơ ấu của trẻ.

3.5. Hội chứng chân tay bồn chồn

Một trong những biểu hiện rối loạn giấc ngủ của trẻ em đó là hội chứng chân tay bồn chồn, với một số dấu hiệu cụ thể như: Cử chỉ chân tay loạn xạ kèm cảm giác khó chịu, trẻ giảm nhận thức, giảm chú ý, biểu hiện thường bắt đầu vào buổi tối. Hội chứng chân tay bồn chồn chiếm khoảng 2% trẻ em và trẻ em gái thường mắc nhiều hơn. Các trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cũng dễ mắc phải hội chứng hơn.

4. Ảnh hưởng của chứng rối loạn giấc ngủ đối với trẻ

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài, trẻ sẽ gặp các vấn đề: Bị buồn ngủ vào ban ngày, gây uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng; trẻ bị mất tập trung, lơ đãng; tâm trạng thay đổi thất thường (cáu gắt, khó chịu, dễ bực mình, suy nghĩ tiêu cực..); khả năng ghi nhớ kém, ảnh hưởng đến kết quả học tập; trẻ bị tăng cân không kiểm soát.

Rối loạn giấc ngủ khiến trẻ dễ cáu gắt, khóc nhè, tâm trạng thất thường.
Nguồn ảnh: Internet

5. Mẹo cải thiện giấc ngủ cho trẻ

Ngay khi nhận thấy con có những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, cha mẹ nên theo dõi và cùng con thiết lập một thời gian biểu cho giấc ngủ phù hợp. Một số mẹo sau đây có thể giúp trẻ cải thiện giấc ngủ ngon hàng ngày:

  • Thiết lập chu kỳ ngủ cố định cho con, cố gắng cho con đi ngủ vào một khung giờ cố định. Đối với trẻ lớn, ba mẹ không nên cho con ngủ trưa quá nhiều.
  • Tạo một số hoạt động thư giãn cho con trước khi đi ngủ như đọc truyện, cho con tắm nước ấm.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống chứa caffeine như nước tăng lực, nước ngọt có chất caffeine… và cũng không cho trẻ ăn quá no vào bữa tối.
  • Không cho trẻ tiếp xúc các loại thiết bị có ánh sáng xanh ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ như điện thoại, tivi.
  • Đảm bảo không gian ngủ của trẻ sạch sẽ, thoải mái, ít tiếng ồn. Chăn ga gối ngủ phải vệ sinh thường xuyên để trẻ có giấc ngủ thoải mái nhất.
  • Chọn nệm memory foam để phù hợp cho mọi tư thế ngủ của trẻ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, sâu giấc. Bạn có thể tham khảo nệm memory foam đến từ Goodpm tại đây

Tóm lại, rối loạn giấc ngủ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ, tuy không gây nguy hiểm nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Là bậc cha mẹ, hãy quan tâm con trong từng giấc ngủ để con có được sự thoải mái, vui vẻ và phát triển tốt nhất nhé!