Ngày càng có nhiều người trẻ bị mất ngủ, nguyên nhân đến từ việc lạm dụng thiết bị điện tử, áp lực công việc và học tập. Mất ngủ ở người trẻ càng được nhắc tới nhiều hơn vào khoảng thời gian trong và sau dịch covid. Nguyên nhân cụ thể và cách chữa mất ngủ ở người trẻ sẽ được Goodpm cung cấp qua bài viết sau.
Mục lục
1. Những nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ
1.1. Áp lực công việc, học tập
Cuộc sống ngày càng hiện đại và đề cao vật chất buộc những người trẻ phải quay cuồng vào công việc và học tập. Những áp lực trong công việc, học tập, thi cử, kiếm tiền… làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
1.2. “Nghiện” các thiết bị công nghệ
Việc lướt web, lên mạng dễ dẫn tới cảm giác “nghiện” và rơi vào tâm lý “bỏ lỡ” thông tin nếu không sử dụng. Đồng thời, các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh gây căng thẳng thần kinh và khiến chúng ta khó ngủ.
1.3. Lối sống không khoa học
Người trẻ thường chủ quan mình có sức khỏe nên đa số không chăm sóc cơ thể, ăn uống không đúng giờ, thức khuya, không tập thể dục thể thao. Một lối sống không khoa học làm giảm chất lượng cuộc sống, làm việc không hiệu quả và là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone melatonin, từ đó gây rối loạn giấc ngủ.
Nguồn ảnh: Internet
Đọc thêm: Khung giờ vàng giúp bạn ngủ ngon và khỏe mạnh
1.4. Lạm dụng chất kích thích
Chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống của giới trẻ, khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Nếu lạm dụng chất kích thích vào ban đêm một thời gian dài sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.
2. Tác hại của chứng mất ngủ ở người trẻ
Mất ngủ, thiếu ngủ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần của bất kỳ ai, dù đó là người trẻ khỏe mạnh. Một số tác hại khi mất ngủ kéo dài ở người trẻ phải kể đến.
2.1. Tăng huyết áp
Mất ngủ sẽ gây căng thẳng. Cơ thể thường phản ứng với những căng thẳng này là tăng nhịp tim và huyết áp. Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài làm kéo dài tình trạng tăng huyết áp, dần dần sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mạn tính.
2.2. Tăng nguy cơ trầm cảm
Trầm cảm ở người trẻ ngày càng tăng, một trong những nguyên nhân đến từ việc mất ngủ. Lúc này, tâm trạng bạn dễ cáu kỉnh, khó chịu và làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm. Theo các chuyên gia, các chức năng hoạt động của não sẽ thay đổi chỉ sau đêm mất ngủ, đặc biệt là những người hay lo âu.
Nguồn ảnh: Internet
2.3. Mất tập trung
Như ta đã biết, trạng thái ngủ REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ) vô cùng quan trọng giúp đầu óc được nghỉ ngơi, cải thiện tâm trạng. Nếu giấc ngủ bị gián đoạn, bộ não chỉ có thể dành rất ít thời gian cho trạng thái REM, từ đó cơ thể dễ cảm thấy chậm chạp và khó khăn trong việc ghi nhớ, mất tập trung và giảm hiệu suất công việc.
2.4. Nguy cơ tăng cân và ung thư
Ngủ không đủ giấc, mất ngủ là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn các món ăn không lành mạnh (đồ ngọt, đồ chiên rán). Bởi mất ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất, từ đó làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ bệnh béo phì.
3. Cách cải thiện chứng mất ngủ ở người trẻ
Cách chữa mất ngủ ở người trẻ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Nếu đang mất ngủ hoặc có những triệu chứng rối loạn giấc ngủ thì có thể cải thiện tình trạng bằng một số phương pháp sau.
3.1. Thiết lập lại đồng hồ sinh học
Ngay từ bây giờ, bạn hãy thiết lập một lịch trình sinh hoạt và lịch ngủ cố định. Bạn hãy đi ngủ và thức dậy mỗi ngày vào cùng một thời điểm, kể cả cuối tuần. Dần dần, bạn sẽ tạo một thói quen sinh hoạt mới và thiết lập được một đồng hồ sinh học của riêng mình.
3.2. Thư giãn tâm trí
Bạn có thể hoạt động nhẹ nhàng vào buổi tối như đọc sách, tập yoga, tập thiền trước khi đi ngủ để thư giãn đầu óc, làm dịu tâm trạng của mình. Bên cạnh đó, bạn hãy tránh các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ khoảng 2-3 tiếng để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Đọc thêm: Những thói quen trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon
3.3. Tối ưu chức năng của phòng ngủ
Không gian phòng ngủ, nệm gối êm ái sẽ giúp bạn thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Do đó, bạn đừng ngại tân trang và tối ưu chức năng của phòng ngủ để cải thiện giấc ngủ nhé.
Trước tiên là hãy đầu tư vào nệm gối. Bạn hãy chọn nệm gối không được quá cứng hoặc quá mềm vì có thể khiến bạn trằn trọc khi ngủ. Một chiếc nệm có khả năng nâng đỡ cơ thể và giữ cột sống ở trạng thái tự nhiên sẽ giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả đấy. Một trong những dòng nệm có khả năng cân bằng cơ thể và giúp ngủ ngon là nệm foam Goodpm - dòng nệm foam được nhiều gia đình Việt lựa chọn.
ở trạng thái tự nhiên sẽ giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Đọc thêm: Chất liệu Foam là gì?
Ngoài ra, điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, giảm ánh sáng phòng vào ban đêm, dùng tinh dầu giúp ngủ ngon sẽ giúp bạn ngủ ngon và thoải mái hơn.
Với những nguyên nhân và biện pháp cải thiện chứng mất ngủ ở người trẻ ở trên, Goodpm hy vọng bạn sẽ có những giấc ngủ ngon trọn giấc và cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.