Ngủ thế nào để không ảnh hưởng người kế bên

Huyền Anh

Ngủ thế nào để không ảnh hưởng người bên cạnh

Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng từ tuổi trung niên, thường mắc các chứng đau mỏi xương khớp,  rối loạn giấc ngủ,… việc ngủ chung gây ra khá nhiều vấn đề phiền toái. Vậy ngủ thế nào để không ảnh hưởng đến người bên cạnh? Hãy cùng Goodpm tìm câu trả lời.

1. Những phiền toái khi ngủ chung

1.1. Tiếng ồn

Khi ngủ chung, không gian phòng ngủ phải chia sẻ cho hai người, vì vậy sẽ khó kiểm soát được sự yên tĩnh của căn phòng.

Mỗi người có một nhịp sinh hoạt riêng, có các hoạt động khác nhau, dẫn đến việc khi một người đã sẵn sàng thả lỏng người để chìm vào giấc ngủ thì người kia có thể vẫn đang tạo ra những âm thanh thông qua những hoạt động của mình đặc biệt là âm thanh do việc sử dụng các thiết bị điện tử. Điều này không chỉ gây hại với chính bản thân người sử dụng như gây khó ngủ, mỏi mắt,… mà còn ảnh hưởng đến đối phương.

Ngủ với người ngáy to

Tiếng ồn – một trong những vấn đề hàng đầu của việc ngủ chung

1.2. Sự xê dịch

Trong lúc ngủ, việc khó ngủ gây trằn trọc, trở mình hay đi tiểu đêm tạo ra các cử động xuống bề mặt nệm gây ra sự xê dịch, rung động của chiếc giường cũng có thể gây ảnh hưởng cho người bên cạnh.

Cả tiếng ồn và sự xê dịch đều là những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của người bên cạnh, có thể dẫn đến tình trạng stress, căng thẳng hoặc tình trạng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ nhiều, mộng du,..

2. Giải pháp ngủ chung không ảnh hưởng người bên cạnh

2.1. Thống nhất thời gian đi ngủ và thức dậy

Cùng nhau xây dựng nhịp sinh học là một cách làm hiệu quả nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và phải kiên trì thực hiện. Mỗi người lại có nhịp sinh học khác nhau, thể hiện ở thời gian đi ngủ và thức dậy, thời lượng giấc ngủ khác nhau. Tạo ra nhịp sinh học khoa học sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe từng người, cũng như làm giảm tình trạng trằn trọc, khó ngủ, trở mình, đi tiểu đêm có thể khiến cho đối phương tỉnh giấc.

2.2. Tránh xa điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác

Lướt web và các trang mạng xã hội trước khi đi ngủ là thói quen của nhiều người. Song điều này thực sự có hại cho giấc ngủ. Ánh sáng rực rỡ của màn hình điện thoại kích thích các xung thần kinh trên não, khiến quá trình rơi vào giấc ngủ của bạn diễn ra chậm hơn. Ngay cả khi bạn đã tắt màn hình và cảm nhận cơn buồn ngủ ập tới, bạn sẽ vẫn phải trằn trọc một lúc lâu.

Vì vậy, bạn hãy tắt toàn bộ các thiết bị điện tử tối thiểu 15 phút trước khi đi ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ, tránh gây ảnh hưởng đến người bên cạnh.

2.3. Chọn loại nệm, gối ngủ phù hợp

Chiếc nệm, gối ngủ có chất liệu êm ái, mềm mại có tác dụng khiến bạn dễ dàng thả lỏng cơ thể và rơi vào giấc ngủ. Nhưng đối với việc ngủ chung, bạn cần hơn thế.

Một loại nệm hạn chế sự rung động khi một trong hai người cử động, trở mình như nệm memory foam, nệm lò xo túi độc lập là lựa chọn cực kì đáng cân nhắc để góp phần hạn chế tình trạng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến người bên cạnh khi bạn trở mình, cử động, bước xuống giường,…

Với những thông tin hữu ích nói trên, Goodpm hi vọng có thể cho bạn những gợi ý hữu ích về các giải pháp giúp ngủ chung không gây ảnh hưởng bên cạnh, để bạn có được những giấc ngủ ngon bên cạnh người yêu thương.