Việc tập cho con một thói quen ăn ngủ đúng giờ và thấu hiểu giấc ngủ của con không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất lẫn tinh thần, mà còn giảm tải áp lực nuôi con cho bố mẹ. Vậy chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu như thế nào cho đúng cách? Cùng Goodpm tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
- 1. Thấu hiểu giấc ngủ của trẻ
- 2. Nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ
- 3. Xác định thời gian ngủ của con
- 4. Tránh cho trẻ lớn tuổi ngủ ngày
- 5. Tạo cảm giác an toàn vào ban đêm cho con
- 6. Thay đổi bộ chăm sóc giấc ngủ
- 7. Đảm bảo phòng ngủ của con yên tĩnh và không quá sáng
- 8. Giữ nhịp độ giấc ngủ - thức dậy đều đặn
- 9. Ăn đủ no và đúng thời gian
1. Thấu hiểu giấc ngủ của trẻ
Theo thống kê, có tới 80% tế bào não được tạo ra trong 3 năm đầu đời. Điều này liên quan mật thiết đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của bé. Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều để đảm bảo nguồn năng lượng cho sự phát triển của não bộ. Do đó, trẻ sơ sinh thường ngủ suốt ngày đêm trừ vài giờ dậy bú. Khi lớn hơn một chút, giấc ngủ sẽ đóng vai trò cải thiện sức khỏe, giúp não bộ được phát triển toàn diện.
Ngoài đóng vai trò trực tiếp trong quá trình phát triển não bộ, giấc ngủ còn tác động đến tâm trạng của con, các hành vi ăn uống, biểu hiện, hành vi… Nếu trẻ ngủ không sâu giấc thì bé rất hay khóc nhè.
Nguồn ảnh: Internet
2. Nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ
Ở độ tuổi khoảng 6 đến 8 tuần tuổi sau khi sinh, bé không thể thức lâu hơn 2 giờ liên tục. Nếu để bé thức lâu thì bé dễ mệt mỏi, quấy khóc, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Một số dấu hiệu nhận biết bé buồn ngủ như mắt lim dim, chợp mắt liên tục, bé hay kéo tai, ngáp. Đừng để bé thức quá lâu khiến bé mệt mỏi bạn nhé!
3. Xác định thời gian ngủ của con
Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu ngủ của các bé lại khác nhau. Ví dụ trẻ sơ sinh có thể ngủ 15 - 16 tiếng một ngày; khi lớn lên, trẻ sẽ bắt đầu ngủ ít đi, thường sẽ ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Bạn có thể tham khảo thời gian ngủ trung bình của mỗi độ tuổi của trẻ (theo giờ) với bảng kết quả sau:
Nguồn ảnh: Internet
4. Tránh cho trẻ lớn tuổi ngủ ngày
Càng lớn, thời gian ngủ ngày của trẻ càng ít đi và hầu hết trẻ em sẽ ngừng ngủ ngày khi lên 3 đến 5 tuổi. Sau 5 tuổi, nếu trẻ vẫn có thói quen ngủ ban ngày thì bạn cố gắng tập cho trẻ hình thành những giấc ngủ ngắn, mỗi giấc không quá 20 phút và không ngủ muộn hơn 1-2 giờ chiều. Bởi vì trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm sẽ bị khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm của cả bố mẹ lẫn của trẻ.
5. Tạo cảm giác an toàn vào ban đêm cho con
Nhiều trẻ sợ bóng tối, sợ phải ngủ một mình. Những lúc này, bạn có thể khen ngợi và thưởng cho trẻ bất cứ khi nào trẻ can đảm. Hạn chế tối đa các chương trình TV, phim ảnh và trò chơi điện tử kinh dị, thay vào đó có thể cho bé nghe nhạc nhẹ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng như lắp ghép gỗ, xếp hình. Một số trẻ sợ hãi khi đi ngủ có thể cảm thấy tốt hơn khi có đèn ngủ.
6. Thay đổi bộ chăm sóc giấc ngủ
Có hai tiêu chí rất cần thiết khi chọn nệm cho bé yêu. Thứ nhất chất liệu nệm phải an toàn, mềm mịn không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con yêu, Thứ hai là nệm cho bé phải thoáng mát, nằm không bí lưng.
Làn da của bé mỏng manh nên cần được bảo vệ bởi lớp vải bọc nệm mềm mịn, không gây kích ứng da. Bạn chọn nệm cho bé thì cũng đảm bảo sự thoáng mát, nằm dễ chịu, không bị bí lưng, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Thêm vào đó, trẻ em rất hay đổ mồ hôi trộm, nếu chất lượng quá bí, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Những chiếc nệm gối của Goodpm với chất liệu foam đạt chứng nhận CertiPUR-US® Hoa Kỳ, vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe về độ bền, thành phần và khí thải, và được phân tích bởi những phòng thí nghiệm độc lập uy tín. Vỏ nệm Tencel thoáng mát, không gây cảm giác bức bí là gợi ý mua sắm nệm gối cho bé yêu mà bạn không nên bỏ lỡ.
7. Đảm bảo phòng ngủ của con yên tĩnh và không quá sáng
Một không gian ngủ lý tưởng là không gian yên tĩnh, riêng tư, thông thoáng và gọn gàng. Hãy kiểm tra xem phòng ngủ của con bạn có quá sáng hay quá ồn không, nếu có ánh sáng nhẹ từ đèn ngủ thì có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con hay không! Lưu ý, ba mẹ nên loại bỏ các loại ánh sáng xanh từ máy vi tính, tivi, màn hình điện thoại… trước ít nhất một giờ khi con đi ngủ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
8. Giữ nhịp độ giấc ngủ - thức dậy đều đặn
Ba mẹ nên tạo cho con thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy càng cố định càng tốt. Việc này về lâu dài sẽ tạo cho con nhịp đồng hồ sinh hoạt riêng, từ đó trẻ sẽ tuân theo thói quen ngủ - thức theo một lập trình nhất quán mà ba mẹ mong muốn. Lâu dài, tạo cho con một nhịp độ ngủ - thức dậy đều đặn sẽ giúp ba mẹ chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch sinh hoạt và làm việc của cả gia đình.
9. Ăn đủ no và đúng thời gian
Cũng giống như người lớn, trẻ em ăn quá no vào buổi tối dễ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Ngược lại, trẻ ăn quá ít vào buổi tối cũng dễ cảm thấy đói bụng, dẫn tới khó ngủ. Tốt nhất hãy ăn tối vào một khoảng gian cố định và không nên ăn quá no vào buổi tối.
Chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu đúng cách sẽ giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện, giúp ba mẹ bớt vất vả, chủ động được thời gian cho công việc và gia đình. Hãy chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đúng cách nhé!