cách để không buồn ngủ

Phi Luân

Làm thế nào để không buồn ngủ vào ban ngày? 

Tình trạng ngáp ngắn ngáp dài vào ban ngày khiến cơ thể uể oải, tinh thần thiếu minh mẫn. Nếu không muốn công việc của người lớn và việc học tập của trẻ em trong gia đình bị ảnh hưởng, bạn cần biết cách làm thế nào để không buồn ngủ.

Có nhiều cách giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ vào ban ngày, nhưng không phải cách nào trong số đó cũng an toàn tuyệt đối. Dùng cà phê, uống trà, hút thuốc lá… đều không có lợi cho sức khỏe nếu bạn lạm dụng. Những cách này cũng không phù hợp với đối tượng trẻ em. Vậy làm thế nào để không buồn ngủ một cách lành mạnh và tốt cho sức khỏe?

1. Lý giải nguyên nhân gây buồn ngủ

Theo các nghiên cứu khoa học, các tế bào thần kinh đệm hình sao trong não giải phóng ra adenosine - một chất điều hòa thần kinh - gây ra những cơn buồn ngủ. Tình trạng buồn ngủ vào ban ngày thường xảy ra với những người phải làm việc ca đêm, làm việc trái với nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên hoặc người bị rối loạn giấc ngủ. Cụ thể là:

2. Ngủ không đủ giấc

Những người ngủ không đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có đến 20% người trưởng thành không được ngủ đủ giấc. Và họ cũng chính là nạn nhân của chứng buồn ngủ vào ban ngày.

2.1. Mất ngủ

Những người bi bệnh mất ngủ, khó ngủ: Đây là tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Người mất ngủ cảm thấy buồn ngủ nhưng không thể ngủ được. Mất ngủ được coi như một vấn đề bệnh lý.

Buồn ngủ vào ban ngày khiến hiệu quả làm việc và học tập bị giảm sút

2.2. Rối loạn giấc ngủ

Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ngày. Người bị rối loạn giấc ngủ dạng này có thể ngừng thở do tắc nghẽn khi các mô trong cổ họng chặn luồng khí thở và ngừng thở khi ngủ do não không điều khiển được hoạt động của cơ hô hấp.

Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp chúng ta biết làm thế nào để không buồn ngủ một cách an toàn, hiệu quả.

3. Hậu quả của việc buồn ngủ triền miên vào ban ngày

Tình trạng buồn ngủ triền miên vào ban ngày có thể xảy ra với bất cứ lứa tuổi nào. Nó mang đến không ít phiền toái cho tất cả chúng ta từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi.

3.1. Mất ngủ

Với trẻ nhỏ, buồn ngủ là một biểu hiện của thiếu ngủ. Có đến 75% hormone sinh trưởng được sản sinh trong giấc ngủ. Nếu thiếu ngủ, lượng hormone tăng trưởng được sản sinh sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ. Với trẻ em trong độ tuổi đi học, tình trạng buồn ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến các bé không đủ tỉnh táo để tiếp thu bài học. Vì thế, kết quả học tập của bé bị giảm sút.

3.2. Người trưởng thành

Với những người trưởng thành, cơn buồn ngủ khiến chúng ta không đủ minh mẫn để làm việc. Những sai sót trong công việc thường xuyên xảy ra, hiệu suất làm việc giảm. Buồn ngủ khi đang lái xe còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

3.3. Người cao tuổi

Với những người cao tuổi vốn bị chứng khó ngủ hành hạ, tình trạng ngủ vào ban ngày nhưng lại không thể ngủ được sẽ khiến họ thêm mệt mỏi.

Khi cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, con người càng dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ mọi lúc, mọi nơi. Vậy làm thế nào để không buồn ngủ vào ban ngày? Đâu là giải pháp an toàn, khoa học cho tất cả mọi người?

4. Làm thế nào để không buồn ngủ vào ban ngày?

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người bỏ thói quen ăn sáng. Việc làm này không hề tốt cho sức khỏe. Khi đó, cơ thể bị thiếu hụt năng lượng và cảm giác buồn ngủ sẽ tăng lên. Chưa biết làm thế nào để không buồn ngủ, bạn hãy thử duy trì việc ăn sáng đầy đủ mỗi ngày nhé!

Sử dụng cà phê hay chất kích thích quá nhiều không phải cách chữa chứng buồn ngủ triệt để

Vào ban ngày, mỗi khi buồn ngủ thay vì sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá…bạn nên vận động nhẹ nhàng, thay đổi không gian làm việc và tăng cường hoạt động để đánh thức các giác quan. Khi ngồi im một chỗ và chân tay ít hoạt động, bạn càng khó vượt qua cơn buồn ngủ.

Có thể thấy, mọi nguyên nhân gây buồn ngủ vào ban ngày đều xuất phát từ giấc ngủ. Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi lứa tuổi là khác nhau. Lý tưởng nhất là chúng ta có thể ngủ đủ giấc mỗi ngày. Có một số cách giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ hơn như:

  • Rời xa các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng, ipad…) khi lên giường.
  • Cố gắng đi ngủ sớm bằng cách điều chỉnh thời gian đi ngủ mỗi ngày sớm hơn 15 phút so với hôm trước. Việc điều chỉnh từ từ giúp cơ thể thích nghi dễ dàng và bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, nhiều người chọn cách ngồi thiền hoặc tập yoga trước khi ngủ.
  • Thư giãn trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc; đọc sách; ngâm chân bằng nước ấm…

5. Mẹo chọn nệm để có giấc ngủ ngon và sâu

Cách khắc phục triệt để tình trạng buồn ngủ vào ban ngày là cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Để có giấc ngủ chất lượng, bạn hãy chọn nệm tốt cho sức khỏe Goodpm.

Đệm Goodpm Memory foam giúp bạn có giấc ngủ ngon vào ban đêm, hạn chế tình trạng buồn ngủ vào ban ngày

Nhiều người đang loay hoay chưa biết làm thế nào để không buồn ngủ đã bị chinh phục ngay bởi đệm Goodpm Memory foam vì những ưu điểm như:

  • Goodpm Foam với độ đàn hồi cao chuyên được dùng để đặc trị giảm áp lực lên các vùng cơ - khớp hay bị tỳ nén và tăng lưu lượng tuần hoàn máu đến các vùng trên cơ thể.
  • Memory Foam 3 vùng nâng đỡ, ôm trọn đường cong cột sống và nâng đỡ cơ thể một cách hoàn hảo.
  • 3 lớp foam giúp đệm có chiều cao lý tưởng - 25cm mang đến trải nghiệm êm ái như nằm trên giường ngủ của khách sạn 5 sao.
  • Sản phẩm không chứa kim loại nặng, chất chống cháy, chì, thủy ngân nên an toàn tuyệt đối với sức khỏe con người và đạt chứng chỉ CertiPUR-US của Mỹ.

Sản phẩm Goodpm Memory foam được nằm thử miễn phí trong 120 đêm và được bảo hành 10 năm. Hãy liên hệ với Goodpm để được miễn phí vận chuyển ngay hôm nay!