Sức khỏe giấc ngủ ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ như thế nào?

Sức khỏe giấc ngủ ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ như thế nào?

Bạn đã biết rằng sức khỏe giấc ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh đột quỵ không? Đột quỵ là một căn bệnh xảy ra khi quá trình lưu thông máu đến não bị tắc nghẽn, gây cản trở cho oxy và chất dinh dưỡng trong máu đi vào mô não. Việc giấc ngủ không đủ và chất lượng giấc ngủ kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

1. Giấc ngủ ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ như thế nào?

Các vấn đề phản ánh sức khỏe giấc ngủ như ngáy, tỉnh giấc giữa đêm, ngủ không sâu giấc có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch cao hơn so với những người bình thường. Đây là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Christine McCarthy và đồng nghiệp tại Đại học Galway thực hiện.

  • Áp lực máu: Giấc ngủ không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể làm tăng áp lực máu. Áp lực máu cao (huyết áp cao) là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng cho bệnh đột quỵ. Khi áp lực máu tăng cao trong thời gian dài, nó có thể gây tổn thương cho mạch máu và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
  • Tình trạng viêm nhiễm và tăng cường phản ứng miễn dịch: Giấc ngủ không đủ hoặc không đủ chất lượng có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể làm tăng khả năng phát triển viêm nhiễm và tăng cường phản ứng viêm, gây tổn thương cho mạch máu và gia tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Rối loạn chuyển hóa: Giấc ngủ không đủ có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, bao gồm sự tăng đường huyết và tăng mức đường trong máu. Điều này có thể góp phần vào sự phát triển của các yếu tố nguy cơ đột quỵ như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
  • Tăng cường tổn thương mạch máu: Giấc ngủ không đủ và chất lượng giấc ngủ kém có thể góp phần vào tình trạng tăng đông máu và tổn thương mạch máu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành cục máu và các cục máu này có thể tắc nghẽn mạch máu và gây ra đột quỵ.

Giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu giấc sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và huyết áp, tạo điều kiện phát triển cho chứng viêm, dễ dẫn đến đột quỵ. Đồng thời, ngủ không sâu giấc còn góp phần làm tăng huyết áp vào ban ngày.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra những người ngủ ít hơn 5 tiếng có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 lần so với người ngủ đủ 7-8 tiếng. Người ngủ ngáy cũng có khả năng đột quỵ cao gần gấp ba lần so với người không ngủ ngáy.

Sức khỏe giấc ngủ thực sự có ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ.
Nguồn ảnh: Internet

Đọc thêm: Giấc ngủ ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

2. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ

Như đã đề cập ở trên, sức khỏe giấc ngủ có mối hệ mật thiết đến bệnh đột quỵ. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp lên cơn đột quỵ lúc ngủ. Một số nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị đột quỵ khi ngủ phải kể đến như:

2.1. Thói quen uống rượu bia trước khi ngủ

Uống chất kích thích nhiều khiến men gan tăng cao và làm tăng nguy cơ bị các bệnh cao huyết áp, tổn thương mạch máu dẫn đến tình trạng đột quỵ.

Mặc dù rượu có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn ban đầu, nhưng nó thực sự làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Rượu gây ra hiện tượng giấc ngủ không sâu và không ổn định. Bạn có thể trải qua các giai đoạn ngủ ngắn và thức giấc nhiều lần trong suốt đêm. Điều này làm cho bạn không cảm thấy thoải mái và khó thức dậy vào buổi sáng.

Rượu làm giảm sự co bóp của cơ phế quản và gây ra sự thư giãn quá mức của cơ. Điều này dẫn đến việc tắc nghẽn đường hô hấp và gây ra ngáy và khó ngủ. Ngoài ra Rượu làm giảm khả năng của bạn trong việc đi vào giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement), giai đoạn quan trọng của giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với phục hồi và làm mới cơ thể. Điều này có thể làm giảm chất lượng và hiệu suất của giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không được nghỉ ngơi đúng cách.

Đọc thêm: Đồ uống có thực sự giúp bạn ngủ ngon

2.2. Thường xuyên tắm đêm

Hiện tại, không có bằng chứng cụ thể cho thấy tắm đêm gây ra đột quỵ khi ngủ. Bệnh đột quỵ thường là kết quả của các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, hút thuốc lá, tiền sử gia đình, và lối sống không lành mạnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự thay đổi đột ngột trong nhiệt độ cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Khi bạn tắm nước quá nóng, cơ thể có thể phản ứng bằng cách mở rộng các mạch máu và tăng tốc độ tuần hoàn để giải nhiệt. Điều này có thể gây áp lực lên hệ tuần hoàn và tăng nguy cơ cho những người có tiền sử về bệnh tim mạch.

2.3. Thường xuyên ăn đêm

Ăn đêm nhiều không những khiến bạn dễ tăng cân mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, trong đó là nguy cơ đột quỵ. Bởi khi ăn đêm, cơ thể thường có xu hướng thèm ăn các món chiên, xào, nhiều dầu mỡ hoặc gia vị. Nếu kéo dài thói quen ăn đêm thì sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

Cơ thể thường có xu hướng thèm ăn các món
chiên, xào, nhiều dầu mỡ hoặc gia vị vào buổi đêm.
Nguồn ảnh: Internet

2.4. Lạm dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng này có thể ảnh hưởng đến hormone melatonin, hormone điều chỉnh giấc ngủ. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ có thể làm giảm sản xuất melatonin và làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể kích thích não bộ và gây căng thẳng. Việc theo dõi các tài khoản mạng xã hội, đọc email hoặc xem các nội dung kích động có thể làm bạn khó thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ.

Thiết bị điện tử không ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu não cũng như sức khỏe. Tuy nhiên, việc bạn sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng xanh vào ban đêm trước khi đi ngủ như smartphone, laptop gây ảnh hưởng đến sức khỏe giấc ngủ, khiến bạn mất ngủ, khó ngủ. Mà như đã đề cập phần trước, những người gặp vấn đề về giấc ngủ sẽ gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.

3. Cách cải thiện sức khỏe giấc ngủ để phòng ngừa đột quỵ

Hiện nay, tình trạng đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Một phần nguyên nhân trong đó là do người trẻ không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc giấc ngủ. Để phòng ngừa căn bệnh này, ngay bây giờ bạn hãy tạo những thói quen sinh hoạt lành mạnh sau:

  • Vào buổi tối không (hoặc hạn chế) uống rượu bia, các đồ uống có cồn và đồ uống chứa cafein ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Hạn chế ăn khuya với các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường.
  • Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử chứa ánh sáng xanh như smartphone, laptop, tivi trước khi đi ngủ khoảng 1 - 2 giờ.
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể (đạm, chất béo, chất xơ), tăng cường thêm rau xanh, trái cây trong mỗi bữa ăn.
  • Luyện tập thể dục mỗi ngày.
  • Tập thở, thiền định hay đọc sách vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là những người có bệnh lý liên quan đến thần kinh, tim mạch.

Đọc thêm: Những thói quen trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ ngon

Chọn nệm giúp ngủ ngon để phòng ngừa ngừa nguy cơ đột quỵ nhé.

Đặc biệt để có một giấc ngủ ngon và khỏe mạnh hơn, bạn hãy lựa chọn quan tâm và lựa chọn bộ nệm gối có khả năng nâng đỡ cơ thể, phục hồi năng lượng và giúp ngủ ngon. Bạn có thể tham khảo các dòng nệm cao su thiên nhiên, nệm lò xò, nệm foam… Nhất là dòng nệm Memory Foam đến từ Goodpm, với chất liệu foam êm ái, đạt chứng nhận CertiPUR-US® tiêu chuẩn Mỹ cực kỳ an toàn. Nhờ công nghệ nâng đỡ thông minh 3 vùng cơ thể cùng cấu tạo foam đa tầng, nệm Memory Foam Goodpm sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi và trằn trọc hiệu quả hơn đến 40% so với nệm thông thường khác.

Tóm lại, giấc ngủ có ảnh hưởng mật thiết đến trình trạng bệnh đột quỵ. Do vậy, bạn hãy chăm sóc sức khỏe, cải thiện giấc ngủ mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Đừng quên theo dõi Blog Goodpm để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe giấc ngủ bạn nhé