Giấc ngủ và bệnh tim mạch có mối liên quan mật thiết. Các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và khám phá ra rằng chất lượng giấc ngủ kém và vấn đề ngủ không đủ có thể góp phần vào nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Viện Tim mạch Quốc gia Mỹ (National Heart, Lung, and Blood Institute) cho biết thiếu ngủ dài hạn có thể gây ra tăng huyết áp, tăng mức đường trong máu, tăng cholesterol, và làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ.
Mục lục
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ
Không chỉ là thời gian nghỉ ngơi, giấc ngủ còn tạo điều kiện cho các tế bào trong cơ thể phục hồi và tái tạo lại năng lượng cho các hoạt động vào ngày hôm sau. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp giảm áp lực và mệt mỏi, cải thiện tâm trạng, đồng thời giúp tăng cường sự tập trung và nâng cao hiệu suất công việc.
Thời gian ngủ lý tưởng là 7 - 9 tiếng ngủ mỗi đêm, tuy nhiên khoảng thời gian ngủ sẽ tùy thuộc vào mỗi người ở mỗi thể trạng, tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính hay nhu cầu trao đổi chất.
Ngoài ra, chúng ta cần tìm hiểu thêm về chu kì giấc ngủ và sự thật về việc con người muốn khỏe mạnh phải ngủ đủ 8 tiếng. Vui lòng đọc bài viết sau:
Chu kỳ giấc ngủ: Bạn biết gì chu kỳ giấc ngủ NREM và REM?
Bạn cần thời gian quan sát và điều chỉnh một khoảng thời gian ngủ lý tưởng để đáp ứng nhu cầu của bản thân dựa theo thời gian đi ngủ/ngủ dậy, tình trạng ngủ (hay giật mình, hay thức dậy giữa đêm…), nạp các loại đồ uống, thức ăn, thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2. Giấc ngủ ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
2.1. Những tác động của giấc ngủ tới tim mạch
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, giấc ngủ thất thường, ngủ ngắn là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, động mạch vành, béo phì… Bởi lúc này, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol gây stress, các chất CRP và protein phản ứng C khiến hệ tuần hoàn và tim mạch bị ảnh hưởng.
Mất ngủ cũng khiến nhịp tim tăng cao, tăng nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm, căng thẳng. Chưa kể đến việc nếu mất ngủ kéo dài, thì khiến bạn luôn thèm ăn và luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, từ đó dẫn đến chứng béo phì và nhồi máu cơ tim.
2.2. Thời gian ngủ ảnh hưởng đến với các bệnh liên quan tim mạch
Một đánh giá tác động của thời gian ngủ đối với các biến cố tim mạch gồm 474.684 người tham gia và được theo dõi tình trạng sức khỏe trong 6,9 - 25 năm và kết quả thấy rằng:
- 4.169 trường hợp bị bệnh tim mạch vành
- 3.478 trường hợp đột quỵ
- 8.420 trường hợp bị các bệnh tim mạch tổng thể khác
Nguồn ảnh: Internet
Theo đó, những người tham gia đánh giá ngủ ít hơn 5-6 giờ có nguy cơ phát triển bệnh do bệnh tim mạch vành tăng lên, chiếm tỷ lệ 48% với những người ngủ ít và 38% với những người ngủ hơn 8- 9 giờ.
Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhiều hơn 15% so với những người ngủ nhiều.
3. Mẹo giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu giấc
3.1. Tập luyện, vận động đều đặn
Khi có chế độ tập luyện phù hợp và đều đặn, bạn sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu cũng như giúp bạn giữ một phong độ luyện tập ổn định mỗi ngày.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu dành thời gian luyện tập (đi bộ, chạy xe, chạy bộ) khoảng 4 lần/tuần, bạn sẽ duy trì nhịp tim tối đa ở mức 75%. Đây là mức sẽ giúp bạn dễ ngủ, ít mệt mỏi vào ban ngày và có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm.
3.2. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt. Bạn hãy chú ý đến các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nạp vào cơ thể và hạn chế nạp các đồ uống có cồn, đồ uống chứa nhiều cafein, sử dụng nhiều đường, chất béo.
Nguồn ảnh: Internet
Đọc thêm: 4 nhóm chất dinh dưỡng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh
3.3. Tránh ánh sáng độc hại
Ánh sáng vào ban đêm sẽ bị xáo trộn nhịp sinh học của cơ thể, đặc biệt là ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính mà bạn tiếp xúc vào ban đêm. Bởi ánh sáng xanh sẽ làm gián đoạn đến quá trình sản xuất hormone melatonin và gây nên chứng mất ngủ. Tốt nhất, bạn nên tránh xa điện thoại, máy tính 30 phút - 1 tiếng trước khi đi ngủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ của mình.
3.4. Cải thiện phòng ngủ
Để đảm bảo giấc ngủ thoải mái, bạn hãy lưu ý giữ phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh. Một số cách cải thiện phòng ngủ để giúp ngủ ngon hơn mà bạn có thể áp dụng ngay, đó là:
- Màu chủ đạo của phòng ngủ phải hài hòa, dịu mắt, hạn chế các màu đối lập gây căng thẳng thần kinh.
- Cửa sổ phòng ngủ nên mở thường xuyên để đón ánh sáng tự nhiên và giúp căn phòng luôn thông thoáng.
- Hạn chế bài trí các vật dụng xung quanh giường.
- Chọn gối nệm có chất liệu an toàn, tốt cho sức khỏe, có khả năng nâng cấp chất lượng giấc ngủ.
Đọc thêm: Kinh nghiệm mua sắm bộ chăm sóc giấc ngủ vừa giúp ngủ ngon
Nệm Foam Goodpm - sản phẩm chăm sóc giấc ngủ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn và gia đình có giấc ngủ ngon, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh thiết kế được nghiên cứu dựa trên khoa học giấc ngủ và thể trạng của người Việt, chất liệu làm nên chiếc nệm Memory Foam Goodpm (chiều cao 25cm) hay nệm Goodpm Fit (chiều cao 15cm) đều đạt chuẩn quốc tế về độ an toàn về sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Nệm Goodpm còn có khả năng nâng đỡ cơ thể tối đa và hạn chế tình trạng lún, bí lưng khi nằm ngủ giống như các nệm thông thường, do vậy bạn sẽ giấc ngủ ngon và thoải mái suốt đêm.
Để duy trì một hệ tim mạch khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, bạn cần quan tâm đến giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cải thiện các bệnh lý về tim và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, hãy cải thiện và duy trì ngủ đủ giấc mỗi ngày bạn nhé!