Khi bé con của bạn lớn hơn, cơ thể của chúng sẽ phát triển theo. Đã đến lúc bạn phải mua riêng một chiếc đệm ngủ cho bé. Tất nhiên, bạn không phải mua một cái mới mỗi năm. Bạn cần tính đến sự phát triển của bé, và nếu bạn tính đúng, một chiếc đệm ngủ tốt cho bé có thể sử dụng được từ 12-15 năm.
Chất lượng giấc ngủ của bé chắc chắn là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét. Đầu tư vào một tấm đệm cao cấp được làm từ chất liệu chất lượng là điều cần được cân nhắc cẩn thận. Bạn sẽ không phải thay đổi đệm vài năm một lần, và đệm tốt sẽ giúp ích nhiều hơn cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bé.
Mục lục
- 1. Chọn đệm ngủ cho bé theo lứa tuổi
- 2. Chọn đệm ngủ cho bé theo kích thước đệm
- 2.1. Đệm ngủ cho bé với kích thước đệm đơn (Single)
- 2.2. Đệm ngủ cho bé với kích thước đệm đôi (Full)
- 2.3. Chọn đệm ngủ cho bé theo độ cứng
- 2.4. Chọn đệm ngủ cho bé theo tiêu chí cân chỉnh cột sống
- 2.5. Chọn đệm ngủ cho bé theo ngân sách
- 3. Các loại đệm ngủ tốt nhất cho bé
1. Chọn đệm ngủ cho bé theo lứa tuổi
Trẻ em phát triển rất nhanh. Nếu bạn định đầu tư một chiếc đệm cho bé, bạn sẽ muốn rằng đó là một chiếc đệm ngủ đủ linh hoạt để thích ứng với cơ thể đang phát triển của con bạn. Trong những năm thiếu niên, con bạn có thể phát triển cùng kích thước với nhiều người lớn. Hãy tính toán sự tăng trưởng dự kiến cả chiều cao, cân nặng và độ phù hợp của đệm theo thời gian.
Tùy thuộc vào diện tích phòng ngủ, bạn có thể cân nhắc cỡ đệm Full thay vì cỡ Single cho bé. Việc đầu tư vào giường kích cỡ Full hoàn toàn phù hợp khi con bạn vào đại học và giúp bạn tiết kiệm chi phí mua giường mới.
2. Chọn đệm ngủ cho bé theo kích thước đệm
Kích thước của đệm có sự chênh lệch đáng kể về giá cả. Đệm càng lớn, giá càng cao. Theo truyền thống, có 2 kích thước đệm ngủ cho bé để bạn có thể lựa chọn.
2.1. Đệm ngủ cho bé với kích thước đệm đơn (Single)
Đệm Single có kích thước 120 x 200cm, thường được dùng cho trẻ em. Có nhiều lợi ích với tấm đệm kích thước này: rẻ hơn tất cả các kích thước khác, phù hợp với những phòng ngủ nhỏ và phù hợp với hầu hết trẻ nhỏ.
Nhược điểm chính của kích thước này là một số trẻ em khi chúng trở thành thanh thiếu niên, sẽ không thích hợp với đệm này nữa. Tuy nhiên, đây có thể là một lựa chọn dành cho những đứa trẻ nhỏ tuổi và bạn có thể mua một kích cỡ mới khi chúng lớn lên.
2.2. Đệm ngủ cho bé với kích thước đệm đôi (Full)
Đệm Full có kích thước 140 x 200cm, đây là lựa chọn chung của nhiều người. Loại này có thể được sử dụng trong một thời gian dài hơn, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của con bạn. Một số người ngủ trên loại giường này trong hầu hết những năm sinh viên mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.
2.3. Chọn đệm ngủ cho bé theo độ cứng
Sự thoải mái ngay trong lần thử đầu tiên rất quan trọng. Hãy tưởng tượng sự khó chịu của con bạn khi chúng ngủ không ngon giấc. Một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét khi nói đến sự thoải mái là độ cứng của đệm. Đệm nên cứng hay nên mềm?
Khi tìm kiếm độ cứng tối ưu, bạn nên cân nhắc đến cân nặng của con bạn. Đây là việc phức tạp và đòi hỏi cần phải tham khảo nhiều thông số. Tuy nhiên để đơn giản, Goodpm đưa ra tiêu chuẩn chung để bạn dễ xem xét:
- Đệm mềm, độ cứng 5-6/10, loại đệm này thích hợp cho trẻ dưới 10kg
- Đệm vững chắc, độ cứng từ 7-8/10, loại đệm này thích hợp cho trẻ trên 14kg
- Đệm trung bình, độ cứng từ 6-7/10, loại đệm này thích hợp cho trẻ từ 10kg đến 14kg
Đệm ngủ có độ cứng trung bình có thể phù hợp với đại đa số trẻ em trong hầu hết những năm đầu đời của chúng.
2.4. Chọn đệm ngủ cho bé theo tiêu chí cân chỉnh cột sống
Bạn nên chọn những loại đệm có khả năng căn chỉnh cột sống một cách chính xác. Điều này rất quan trọng vì con bạn sẽ lớn lên với sự hỗ trợ hoàn hảo, giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường. Ngoài chiếc đệm và cấu trúc của nó, bạn cũng phải để ý đến chiếc gối được sử dụng. Bạn có thể chọn mua cho con bạn chiếc gối có độ dày phù hợp để ngăn ngừa dị tật. Cho con bạn tham gia vào quá trình chọn lựa và mua hàng để con bạn nói cho bạn biết điều gì cảm thấy tốt nhất.
2.5. Chọn đệm ngủ cho bé theo ngân sách
Nhiều người quá chú trọng vào giá của tấm đệm, họ tin tưởng một cách sai lầm rằng giá càng thấp sẽ mang lại lợi ích tốt hơn. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Khi bạn mua đệm cho con mình, bạn phải đảm bảo chất lượng của chất liệu không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đủ bền và linh hoạt để phát triển cùng với chúng.
Một chiếc đệm rẻ hơn có thể giúp bạn tiết kiệm tiền, nhưng sự thật không phải vậy. Những chiếc đệm giảm giá trị sử dụng nhanh hơn sẽ cần được thay thế sớm hơn khi con bạn tiếp tục phát triển. Nếu bạn phải thay thế đệm thường xuyên, bạn có thể sẽ phải chi nhiều tiền hơn so với khi bạn đã đầu tư vào một sản phẩm có giá trị tốt hơn ngay từ đầu.
Khi đánh giá chất lượng của một thương hiệu, bạn cần lưu ý: độ bền của chất liệu, vải và đường khâu. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền. Bạn cũng cần xem xét các chứng nhận an toàn, vì phổi đang phát triển của bé thường bị ảnh hưởng bởi chất liệu sản xuất.
3. Các loại đệm ngủ tốt nhất cho bé
3.1. Đệm foam
Foam và memory foam là chất liệu được thiết kế để phản ứng với cả nhiệt độ cơ thể và áp lực tác dụng. Con bạn càng nằm trên đệm sẽ càng phù hợp với các đường nét trên cơ thể. Với đặc tính này, đệm hoàn toàn ôm sát cơ thể và nâng đỡ hoàn toàn mọi điểm trên cơ thể.
Ngoài ra, chất liệu này có xu hướng ngăn cách chuyển động một cách hoàn hảo và không làm phiền giấc ngủ của con bạn nếu hai người ngủ trên cùng một tấm đệm. Nếu bạn muốn sử dụng đệm chất liệu này, bạn nên chọn các sản phẩm được chứng nhận GREENGUARD hoặc CertiPUR-US. Chất liệu đạt chứng nhận này sẽ giúp đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe cho con bạn.
3.2. Đệm lò xo
Có hai loại cấu tạo lò xo khác nhau: lò xo liên kết và lò xo túi. Loại đệm lò xo liên kết rẻ hơn nhưng lại kém bền và thường gây ồn, khó chịu sau thời gian sử dụng. Đệm lò xo túi được quấn riêng lẻ, đó là lý do tại sao chúng đắt hơn. Chất lượng của loại đệm lò xo túi cũng tốt hơn và có thể là lựa chọn tốt đối với một số người.
3.3. Đệm cao su thiên nhiên
Đặc điểm nổi trội nhất của đệm cao su là độ bền. Đệm cung cấp nhiều tính năng giống như đệm foam mang lại. Tuy nhiên, đệm cao su có thể hơi cứng cho trải nghiệm của các bé. Bạn cần phải xem xét thêm các thông số kỹ thuật và so sánh chúng kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Rõ ràng, chọn một chiếc đệm ngủ cho bé là một thách thức mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Goodpm hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài này bạn đã có một vài thông tin nhất định để có thể định hướng lựa chọn tốt hơn theo nhu cầu cá nhân của con bạn và mục đích dự định sử dụng đệm. Con bạn xứng đáng với những điều tốt nhất, phải không ạ?