Bệnh mất ngủ không chỉ là một bệnh lý, mà còn gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Bạn có biết, bệnh mất ngủ âm thầm “hủy hoại” cuộc sống của bạn như thế nào không?
Mục lục
1. Bệnh mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một tình trạng thiếu hụt giấc ngủ trầm trọng biểu hiện qua số giờ ngủ mỗi đêm và chất lượng giấc ngủ.
Tình trạng thiếu ngủ buổi đêm không thể được bù đắp bằng những giấc ngủ ngày ngắn ngủi. Vì buổi đêm kéo dài 6 – 8 tiếng, là thời gian cơ thể phục hồi và sản sinh ra những tế bào mới để tăng cường đề kháng và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động ở mức tốt. Khi bị mất ngủ, cơ thể sẽ bị mất đi khoảng thời gian lí tưởng để thực hiện quá trình này, dẫn đến sự thiếu hụt các liên kết mới, thay thế những tế bào cũ, lâu dần dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
2. Bệnh mất ngủ và chất lượng cuộc sống
Nói không ngoa thì giữa bệnh mất ngủ và chất lượng cuộc sống chính là cuộc chiến một mất, một còn. Trong đó, sức khỏe, công việc và đời sống tình cảm là ba yếu tố bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
2.1. Sức khỏe giảm sút
Suy giảm trí lực
Trạng thái cơ thể khi lâm vào cảnh buồn ngủ hẳn ai cũng biết. Mặt mũi lờ đờ, ngại giao tiếp, ngại tư duy. Một hậu quả của việc suy giảm trí lực đó là giảm khả năng sáng tạo, một trong những điều kiện giúp sự nghiệp và cuộc sống của chúng ta gặt hái được nhiều thành công hơn.
Sáng tạo là hoạt động tư duy ở mức cao của bộ não chúng ta. Để thực hiện quá trình sáng tạo, não bộ phải liên tục hoạt động, liên kết các ý tưởng trên những nền tảng sẵn có. Hoạt động tư duy sáng tạo còn được xem là hoạt động tốn năng lượng nhất của con người. Do vậy, khi bạn mang một bộ não suy nhược vì thiếu ngủ, mất ngủ, bạn sẽ thiếu đi những điều kiện cơ bản để thực hiện hoạt động sáng tạo, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Suy giảm thể lực
Khi bị mất ngủ, thể trạng của mỗi người có những phản ứng riêng, nhưng nhìn chung, cơ thể trở nên chậm chạp hơn, sức bền cũng giảm sút, dẫn đến việc giảm khả năng tự vệ, một yếu tố rất cần thiết để chúng ta tự bảo vệ mình trước những tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
Khi bộ não mỏi mệt, bạn có thể hình dung nó với bộ vi xử lý của những chiếc máy tính bị “lag”. Nghĩa là thay vì bạn sẽ có phản ứng ngay lập tức và rất linh hoạt khi bộ não khỏe mạnh, phản ứng của bạn sẽ chậm hơn nhiều, và đôi khi không kịp xử lý tình huống đó.
2.2. Suy giảm chất lượng công việc
Mất ngủ cũng gây ra sự suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, dễ bị stress và tăng nguy cơ trầm cảm. Khi bạn thèm ngủ vào thời gian dùng để làm việc, học tập thì tất nhiên bạn sẽ chẳng làm được việc gì nên hồn. Hiệu quả làm việc hay tiếp thu các kiến thức mới giảm sút nghiêm trọng là điều không thể bàn cãi. Giảm thu nhập là một kết quả tất yếu, khiến gia tăng các áp lực về chi phí và làm cho tình trạng stress trầm trọng hơn.
2.3. Suy giảm chất lượng đời sống tinh thần
Biểu hiện ở đa số bệnh nhân mất ngủ đó là việc ngại tiếp xúc và giao tiếp với người khác. Họ lảng tránh những buổi tụ tập sôi nổi, những cuộc vui. Điều này khiến các mối quan hệ trở nên lạnh nhạt, khi mà chúng ta không thể dành đủ thời gian cho những người xung quanh mình, đặc biệt là những người chúng ta yêu thương.
Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, mất đi hứng thú cuộc sống và động lực để theo đuổi đam mê. Khi liên tục ở trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng vì mất ngủ, bạn cũng sẽ mất đi cơ hội tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và bỏ lỡ những vẻ đẹp đáng trân quý trong cuộc sống.
Bài viết trên đem lại cho bạn một cái nhìn cận cảnh về những tác hại mà bệnh mất ngủ gây ra với cuộc sống của bạn với hi vọng giúp bạn có ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khỏe mà trước hết là giấc ngủ của mình.
Hãy cố gắng tránh xa những tác nhân gây ra chứng mất ngủ và kiên trì thực hiện những phương pháp trị mất ngủ hiệu quả. Goodpm chúc bạn luôn khỏe mạnh để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.