Bao lâu rồi bạn chưa vệ sinh nệm foam nhà mình? Bạn tự vệ sinh nệm foam hay thuê đơn vị vệ sinh nệm chuyên nghiệp về hỗ trợ? Để bản thân có một giấc ngủ ngon, một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta nên giữ thói quen dọn dẹp phòng ngủ và chú ý vệ sinh nệm thường xuyên. Vậy, bao nhiêu lâu thì vệ sinh nệm một lần là hợp lý?
Mục lục
1. Vì sao nên vệ sinh nệm foam thường xuyên?
Nệm ngủ nói chung và nệm foam nói riêng có kích thước khá cồng kềnh. Nhiều người nghĩ nếu vệ sinh chúng thường xuyên thì rất tốn công sức và thời gian. Nhưng đừng vì thế mà lười biếng, cứ để chiếc nệm không vệ sinh nằm suốt từ đêm này sang đêm khác, năm này qua năm khác.
Bạn có biết, bên trong chiếc vỏ nệm foam chính là lớp đệm - một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, bụi bẩn tích tụ. Lâu dần, nằm trên nệm dễ dẫn đến các bệnh về da, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Mặc dù chất liệu foam đã được nhiều nhà sản xuất cải tiến, hỗ trợ kháng khuẩn nhưng về lâu dài, việc vệ sinh nệm là điều không thể không làm.
Do đó, cứ khoảng 1 tháng/lần thì bạn hãy vệ sinh nệm bằng những thao tác đơn giản như hút bụi trên bề mặt nệm. Và khoảng 6 tháng/lần, bạn cần vệ sinh chuyên nghiệp hơn bằng cách thuê đội vệ sinh nệm giặt nệm. Có như vậy, nệm ngủ sẽ luôn sạch sẽ, thơm tho và không lo ảnh hưởng đến làn da hoặc sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Đọc thêm: Nệm Goodpm có gì đặc biệt?
2. Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh nệm foam tại nhà
2.1 Chuẩn bị
Để tiến hành vệ sinh nệm foam, bạn cần chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ như sau:
- Máy hút bụi cầm tay có kèm theo bàn chải lông mềm
- Khăn lau mềm
- Bột giặt
- Nước lạnh
Trong đó, máy hút bụi cầm tay với bàn chải lông mềm là dụng cụ cần thiết cho việc vệ sinh nệm foam tại nhà nhé.
2.2. Các bước vệ sinh nệm foam
Bước 1: Lấy nệm foam ra khỏi giường.
Đầu tiên bạn xếp gọn gối, vỏ ga và các vật dụng trên giường. Tiếp đến bạn đặt tấm nệm phẳng ở trên măt sàn. Nếu vệ sinh nệm ở trên thảm hay sàn gỗ thì bạn nên đặt một tấm bạt ở phía dưới để bảo vệ sàn.
Bước 2: Hút bụi nệm.
Dùng máy hút bụi cầm tay đã chuẩn bị tiến hành hút bụi kĩ càng ở 2 mặt. Việc sử dụng máy hút bụi có bàn chải mềm sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt của nệm. Đối với các loại nệm memory foam Goodpm, vỏ nệm được khâu rất tỉ mỉ nên bạn cần hút bụi kĩ lưỡng từng ngóc ngách để loại bỏ tối đa bụi bẩn ở các ngóc ngách trên nệm.
Bước 3: Khử mùi
Với các gia đình có trẻ nhỏ, nệm sẽ hay bị dính mùi nước tiểu của bé. Nếu không xử lý kịp thời, nó sẽ gây ra mùi khó chịu và tạo các vết ố trên nệm, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm nệm nhanh hỏng hơn. Để xử lý các mùi hôi trên nệm, bạn sử dụng baking soda (bột nở) rắc lên nệm và để yên trong ít nhất 8 tiếng hoặc qua đêm thì càng tốt.
Sau đó, bạn dùng máy hút bụi hút hết bột baking soda. Bạn sẽ thấy nệm đã giảm bớt mùi hôi rõ rệt. Bạn cũng có thể sử dụng baking soda khử các mùi hôi thuốc lá hoặc các mùi hôi khó chịu khác trên nệm nhé.
và dùng máy hút bụi có bàn chải mềm.
Bước 4: Xử lý vết bẩn.
Bước tiếp theo trong vệ sinh nệm foam chính là xử lý các vết bẩn trên nệm. Đối với các vết bẩn bình thường, bạn có thể sử dụng nước giặt hoặc dung dinh hàn the để làm sạch. Còn với các vết bẩn cứng đầu, bạn hãy pha dung dịch gồm ¾ cốc nước và ¼ cốc giấm trắng và tiến hành làm sạch ở chỗ vết bẩn. Dung dịch này sẽ giúp loại bỏ vết bẩn dễ dàng hơn.
Bước 5: Rửa sạch lại tấm nệm.
Sau khi xử lý hết các vết bẩn, mùi hôi, bụi bẩn trên nệm foam, bạn tiến hành làm sạch tấm nệm của minh bằng cách: Dùng miếng vải sạch ẩm lau liên tục đến khi nệm sạch hoàn toàn.
Bước 6: Làm khô nệm foam .
Bước cuối cùng là bước làm khô. Với nệm foam truyền thống, bạn hãy để nệm phẳng và khô tự nhiên vài ngày, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình làm khô, bạn có thể đặt quạt điện ở gần đó để lưu thông không khí. Lưu ý là bạn nên lật mặt nệm vài lần mỗi ngày để nệm khô đều hơn.
Còn với nệm memory foam Goodpm, do đặc tính các lớp foam hoạt tính có xu hướng hấp thụ chất lỏng nên việc làm khô sẽ rất quan trọng. Bạn đặt máy sấy cách bề mặt nệm khoảng 8-12 cm và di chuyển máy sấy theo vòng tròn cho đến khi nệm khô hẳn. Bạn không nên dùng máy sấy ở nhiệt độ quá cao và quá gần, tránh làm hỏng nệm.
3. Cách bảo quản và chăm sóc nệm foam
Vệ sinh nệm quan trọng và việc chăm sóc, bảo quản nệm như thế nào để nệm luôn bền đẹp cũng quan trọng không kém. Để chăm sóc nệm foam bền đẹp, bạn có thể áp dụng một số cách sau nhé:
- Nếu nệm chưa sử dụng thì bạn nên cuộn trọn nệm và cất vào hộp bảo quản nệm. Chỉ khi nào cần sử dụng mới đem ra.
- Mỗi lần thay ga giường thì bạn nên hút bụi nệm foam. Điều này đảm bảo nệm luôn sạch sẽ.
- Khi vệ sinh nệm, tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để làm sạch nệm.
- Đối với gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên sắm thêm tấm bảo vệ chống thấm nước cho nệm để hạn chế mùi hôi dính trên nệm.
- Lúc mua sắm nệm, bạn cần hỏi kỹ nhà sản xuất các vệ sinh và bảo quản nệm. Bởi vì mỗi chất liệu sẽ có một cách vệ sinh khác nhau và mỗi nhà sản xuất sẽ tư vấn cho bạn cách vệ sinh tối ưu nhất.
đúng cách cũng quan trọng không kém.
Trên đó là các bước vệ sinh nệm foam để bạn tham khảo và áp dụng ngay với nệm foam nhà mình. Đừng quên theo dõi Blog của Goodpm để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về mua sắm, vệ sinh và bảo quản nệm foam nhé!