4 yếu tố chọn nệm phù hợp để tránh bệnh mất ngủ

Phi Luân

4 yếu tố chọn nệm phù hợp để tránh bệnh mất ngủ

Mất ngủ, tình trạng thức giấc không ổn định và khó ngủ là những dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe quan trọng. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra khó ngủ, bao gồm việc sử dụng thường xuyên các chất kích thích như rượu và bia, căng thẳng kéo dài và mệt mỏi, tuổi tác cao, các bệnh lý liên quan đến hệ thống thần kinh và đặc biệt, việc sử dụng một loại nệm không phù hợp. Nệm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp không gian nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Do đó, việc lựa chọn một loại nệm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trạng thái giấc ngủ đầy đủ và sảng khoái sau khi thức dậy. Sau đây Goodpm lưu ý giúp các bạn chọn nệm phù hợp.

1. Chọn nệm phù hợp cần lưu ý độ dày nệm

Theo khảo sát mới nhất, ở nước ta hiện nay có đến hơn ⅓ dân số trong độ tuổi trưởng thành từng trải qua tình trạng khó ngủ. Gần 15% trong số đó phải đối mặt với vấn đề khó đi vào giấc ngủ thường xuyên. Trước khi bàn đến vấn đề chọn nệm phù hợp, ta cần tìm hiểu khó ngủ là bệnh lý như thế nào?

Khó ngủ là tình trạng gặp khó khăn hoặc không thể đi vào giấc ngủ. Bạn nằm trên giường 15-20p, thậm chí vài giờ đồng hồ cũng không thể ngủ. Đây là biểu hiện điển hình của vấn đề rối loạn giấc ngủ.

Cần lưu ý rằng cũng tùy theo loại mất ngủ, tiền sử bệnh, thông tin liên quan đến sức khỏe để đưa ra kết quả lâm sàng chính xác nhất. Vui lòng tham khảo thêm bài viết dưới đây:

Mất ngủ - Nguyên nhân và cách chữa trị triệt để

Phụ nữ mang thai là đối tượng khó đi vào giấc ngủ. Sự thay đổi quá lớn về nội tiết tố, áp lực khi mang thai, tác động của thai nhi,… làm cho các mẹ bầu gặp khó khăn rất lớn mỗi khi màn đêm buông xuống.

Thời kỳ kinh nguyệt hay trong giai đoạn giảm cân, chị em cũng rất dễ rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ.

93% người cao tuổi bị mắc các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là khó ngủ. Tuổi càng cao, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những người thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, suy nghĩ quá nhiều luôn phải đối mặt với căn bệnh khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ triền miên. Khó ngủ còn hay xảy ra ở người bị rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,…

Độ dày của nệm đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người sử dụng. Có nhiều nghiên cứu y tế và khoa học đã chứng minh mối liên quan giữa độ dày nệm và chất lượng giấc ngủ, cũng như tác động của nó đến sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số bằng chứng và thông tin cụ thể:

  • Hỗ trợ cột sống và cân bằng cơ thể: Một nệm có độ dày phù hợp có thể cung cấp hỗ trợ tối ưu cho cột sống và giúp duy trì cân bằng cơ thể. Điều này làm giảm áp lực lên các khớp, gân và dây chằng, giúp giảm đau lưng và đau cơ, cải thiện sự thoải mái và giúp ngủ ngon hơn.
  • Đàn hồi và giảm chấn: Độ dày của nệm có thể ảnh hưởng đến đàn hồi và khả năng giảm chấn của nó. Một nệm có độ dày thích hợp có thể giảm các chấn động và chuyển động từ các vị trí di chuyển trong giấc ngủ, giúp giấc ngủ không bị gián đoạn và duy trì trạng thái thư giãn tốt hơn.
  • Theo Hiệp hội Y tế Mỹ (American Medical Association), một nệm có độ dày phù hợp có thể giảm áp lực lên các điểm tiếp xúc với cơ thể, bao gồm các vùng vai, hông và đầu gối. Điều này có thể giúp giảm các vấn đề về đau nhức và cung cấp một môi trường thuận lợi để có một giấc ngủ tốt hơn.

Lưu ý rằng: Người có cân nặng lớn hơn thường cần một lớp nệm dày hơn để cung cấp đủ hỗ trợ và giảm áp lực. Ngược lại, người có cân nặng nhỏ hơn thường cần một lớp nệm mỏng hơn để tránh sự chìm sâu quá mức và giữ được độ cân bằng cơ thể.

Người ngủ ở vị trí nằm nghiêng (sau lưng) thường cần một nệm có độ dày trung bình để hỗ trợ đúng vị trí cột sống và giảm áp lực. Người ngủ ở vị trí ngửa (bụng) thường cần một lớp nệm mỏng hơn để tránh cảm giác không thoải mái và giữ được sự căng thẳng cơ thể.

2. Dựa vào trọng lượng cơ thể

Nệm có độ dày và độ cứng phù hợp với trọng lượng cơ thể giúp nâng đỡ cột sống tốt nhất.

Nếu bạn đang ở mức cân nặng từ 46 – 68kg thì hãy ưu tiên sử dụng loại nệm dày từ 25cm trở lên, độ cứng vừa phải cấp 3 - 4.

Nếu bạn có trọng lượng 70 – 88kg để cột sống được nâng đỡ, và đem đến cảm giác thoải mái khi nằm thì dòng nệm độ cứng từ cấp 5 – 7, độ dày 25 – 30cm là phù hợp nhất. Trường hợp bạn hay ngủ nghiêng có thể dùng nệm độ cứng từ cấp 3 – 5.

Người nặng trên 90kg khi nằm sẽ gây áp lực lớn lên nệm đặc biệt là vùng lưng. Để tránh tình trạng cột sống bị võng do nệm không chịu nổi trọng lượng của cơ thể thì hãy sử dụng loại nệm dày từ 25cm trở lên và có độ cứng >7.

3. Các đối tượng cần khẩn cấp chọn nệm mới phù hợp khi gặp bệnh lý khó ngủ

3.1. Người cao tuổi

Người cao tuổi thường khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc do các vấn đề về đau nhức cột sống. Loại nệm thích hợp cho người già là nệm có độ đàn hồi tốt, độ cứng vừa phải. Những dòng nệm này giúp cột sống của người cao tuổi luôn ở tư thế thẳng tự nhiên, giảm thiểu tình trạng cong võng.

3.2. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai thường xuyên bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ do các vấn đề về thay đổi hóc môn, căng thẳng, mệt mỏi…. Đặc biệt, áp lực của thai nhi khiến cho xương cột sống ở khu vực bụng bị cong hơn so với bình thường. Chọn nệm cho bà bầu, nên ưu tiên loại nệm có nhiều vùng nâng đỡ, nâng đỡ cột sống tốt hơn so với nệm chỉ duy nhất 1 độ cứng.

Không nên dùng nệm mềm cho phụ nữ mang thai vì ở tư thế nằm ngửa, nệm mềm không thể nâng đỡ khiến cột sống của phụ nữ mang thai bị võng và ép sát về trước. Tư thế nằm nghiêng trên nệm mềm, cột sống lại bị lệch sang một bên. Mẹ bầu nằm ngủ lâu trên nệm mềm cột sống vùng thắt lưng có nguy cơ biến dạng rất cao.

3.3. Người bị đau nhức cột sống

Với bệnh nhân bị đau cột sống, thường xuyên nhức mỏi lưng thì nên ưu tiên sử dụng nệm có độ cứng vừa phải, không quá mềm. Ưu tiên dùng nệm có các vùng nâng đỡ phù hợp, hạn chế áp lực của trọng lượng cơ thể lên vai, hông và vùng thắt lưng của người bệnh, giảm đau nhức, nâng đỡ cột sống một cách tự nhiên.

4. Khi nào cần thay nệm mới và đâu là nệm phù hợp với bạn?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thay nệm sau 7 – 8 năm sử dụng. Sau thời gian này, nệm có thể mất tính đàn hồi, hỗ trợ và thoải mái ban đầu.

Bạn nên định kì kiểm tra xem nệm có bị lõm, hằn hoặc biến dạng không đều không. Nếu bạn cảm nhận một khu vực trên nệm bị lún sâu hơn các khu vực khác hoặc nếp gấp không trở lại sau khi nằm lên, đó có thể là dấu hiệu của một nệm đã hư hỏng và cần được thay thế.

5. Goodpm xin gợi ý một số gợi ý hữu hiệu cho chứng khó ngủ

Để điều trị khó ngủ, trước tiên bạn cần tạo cho bản thân điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để đi vào giấc ngủ:

  • Lên lịch ngủ khoa học hợp lý: không ngủ quá nhiều vào ban ngày. Chọn giờ ngủ và giờ thức dậy cố định. Tốt nhất là nên bắt đầu đi ngủ trước 22h và dậy vào 5h-6h sáng.
  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, nhiệt độ phòng khoảng 19 - 23 độ, tắt điện (hoặc sử dụng đèn mờ cường độ ánh sáng cực nhỏ).
  • Nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm, thiền, tập vài động tác yoga đơn giản để cơ thể được thả lỏng, thư giãn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Không xem tivi, lướt điện thoại, máy tính…
  • Không ăn quá no, sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê, nước tăng lực… trước khi ngủ.

Giấc ngủ ngon là “liều thuốc” cực tốt, giúp bạn khỏe mạnh, tỉnh táo, tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Giấc ngủ còn là căn cứ để chúng ta biết được tình trạng sức khoẻ. Dễ đi vào giấc ngủ, ngủ xuyên đêm… chứng tỏ bạn đang rất khoẻ mạnh, các cơ quan hoạt động tốt. Goodpm hy vọng những điều ở trên cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích trong việc chọn cho mình tấm nệm phù hợp để ngủ ngon xuyên đêm.